Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani * Bine ati venit la Website al Asociatiei de Prietenie Vietnam - România * Welcome to Website of Friendship Association Vietnam - Romania

TẠO RA MÁU NHÂN TẠO CÓ THỂ TRUYỀN CHO TẤT CẢ CÁC NHÓM MÁU

  22/10/2019

Máu nhân tạo có đủ các điều kiện cần và đủ để truyền được cho tất cả các nhóm máu nên sẽ cứu chữa được nhiều bệnh nhân và rút ngắn được thời gian làm xét nghiệm trong bệnh viện.

Tạo ra máu nhân tạo có thể truyền cho tất cả các nhóm máu - Ảnh 1.

Số lượng máu lưu trữ tại các bệnh viện khắp thế giới hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu cấp cứu và chữa trị cho bệnh nhân. Ảnh minh họa: HealthLine

Dựa trên chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu mà máu của con người được chia làm nhiều nhóm khác nhau. Tính đến nay, khoa học ghi nhận có khoảng 40 nhóm máu, trong đó phổ biến và quan trọng nhất là nhóm ABO và yếu tố Rhesus (Rh).

Trong mỗi nhóm máu lại có các kháng thể khác nhau nên không phải nhóm máu nào cũng có thể cho và nhận từ nhóm khác. Đây vốn là một vấn đề gây khó khăn cho các y bác sĩ trong việc cứu chữa các bệnh nhân bị thương mất máu hoặc mắc bệnh về máu.

Mới đây, các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Quốc phòng ở thành phố Tokorozawa (Nhật Bản) công bố thành quả nghiên cứu mang tính đột phá: tạo ra loại máu nhân tạo tương thích được tất cả các nhóm máu khác.

Máu nhân tạo có đầy đủ các tế bào hồng cầu, oxy và tiểu cầu, có khả năng kích hoạt tính đông máu khi bị thương.

Nhóm khoa học đã thử nghiệm loại máu này trên 10 con thỏ bị mất máu nghiêm trọng. 6 con trong số ấy đã sống sót. Tỷ lệ này tương đương như được truyền máu thực sự.

Các nhà khoa học Nhật Bản tin rằng phát minh mới này có thể cứu sống được rất nhiều người, đặc biệt những trường hợp bị thương ở nơi xa bệnh viện. Máu có thể truyền tại chỗ mà không cần xét nghiệm.

Thông thường, bệnh nhân phải đến bệnh viện để các bác sĩ xác định nhóm máu trước khi truyền. Một số xe cứu thương cũng có mang theo máu O, là nhóm có thể truyền cho các nhóm khác trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, O cũng là nhóm máu hiếm nên nguồn cung không đủ cho cầu.

Một vấn đề khó khăn khác là máu được hiến tặng cũng chỉ được lưu trữ theo thời gian nhất định, ở mức nhiệt cụ thể. Ví dụ, ở nhiệt độ 20-24 độ C tiểu cầu giữ được 4 ngày; hồng cầu giữ được khoảng 30-36 ngày ở nhiệt độ 2-4 độ C; huyết tương có thể lưu được 20 tháng ở nhiệt độ -25 độ c.

Nhưng tại các bệnh viện khắp thế giới hiện nay, tất cả các nhóm máu được lưu trữ cũng chỉ ở số lượng ít, thường không đủ để dùng cho bệnh nhân. "Điều này còn tệ hơn tại các bệnh viện nhỏ ở các vùng xa thành phố lớn", tiến sĩ Manabu Kinoshita, thành viên nhóm nghiên cứu nói.

Máu nhân tạo có tiểu cầu và hồng cầu được lưu trữ trong "các túi siêu nhỏ" liposome và có thể giữ ở nhiệt độ bình thường trong hơn một năm.

Các nhà khoa học Nhật hiện giữ bí mật về cách thức để máu nhân tạo khắc phục vấn đề kháng máu khi truyền cho các nhóm khác.

MINH HẢI (Theo Asahi)

 

Tin tức mới

Danh sách Tag
Lượt truy cập
  • 18
  • 2490
  • 18,010,230