Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani * Bine ati venit la Website al Asociatiei de Prietenie Vietnam - România * Welcome to Website of Friendship Association Vietnam - Romania

ĐIỀU LỆ TC&HĐ CỦA HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM-RUMANI KHÓA V (2011-2016)

  15/12/2017

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------

ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM- RUMANI

 

Chương I

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ

 Điều 1:

Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani là một tổ chức xã hội rộng rãi tự nguyện, là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, hoạt động theo luật pháp của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, theo quyết định số 369/CT ngày 9/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc cho phép thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani và trên cơ sở Điều lệ của Liên hiệp và bản Điều lệ này

Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, có trụ sở tại Hà Nội và các chi hội ở một số địa phương, có tài sản, tài khoản riêng (bao gồm cả ngoại tệ), có tư cách pháp nhân và con dấu riêng .

Điều 2:

Hội tổ chức vận động, thu hút đông đảo những người đã từng học tập công tác, sinh sống ở Rumani và những người khác quan tâm đến Rumani, với tinh thần tự nguyện tham gia vào các hoạt động nhằm góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau về đất nước và con người, giúp đỡ và hợp tác với nhau về kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá và xã hội giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Rumani.

Điều 3: Chức năng nhiệm vụ của Hội:

- Tổ chức các hoạt động nghệ thuật, nói chuyện, báo cáo chuyên đề, hội thảo, triển lãm, chiếu phim, hoà nhạc,… gặp mặt hội viên nhân dịp kỷ niệm những ngày lịch sử trọng đại của nhân dân Rumani.

- Khuyến khích việc phổ biến sách báo, tài liệu và tranh ảnh giới thiệu về đất nước, những thành tựu mới về kinh tế, khoa học kỹ thuật của Rumani trong các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức quần chúng nhân dân Việt Nam.

- Giúp đỡ các cơ quan đoàn thể, các tổ chức kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch và các đoàn nghệ thuật của Việt Nam và cá nhân, đặt quan hệ hữu nghị, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ và tay nghề, liên doanh, liên kết kinh tế với các tổ chức và cá nhân tương ứng của Rumani; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức trao đổi các đoàn đại biểu nhân dân, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ của hai nước.

- Đặt quan hệ thường xuyên với Hội hữu nghị Rumani-Việt nam, Đại sứ quán, với các cơ quan, các ngành ở Rumani có quan hệ với Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp nhằm thúc đẩy các hoạt động của nhau.

 

Chương II

HỘI VIÊN HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM- RUMANI

Điều 4:

Tất cả các tổ chức, cá nhân trong nước, kiều bào Việt Nam ở Rumani, tán thành tôn chỉ mục đích của Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội và được Ban thường vụ của Ban chấp hành đồng ý sẽ được gia nhập Hội, sẽ là các tổ chức thành viên và hội viên của Hôi.

Điều 5: Nhiệm vụ của thành viên và hội viên:

- Chấp hành Điều lệ và thực hiện các nghị quyết của Hội, tích cực tham gia mọi hoạt động của Hội.

- Giữ gìn và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Rumani.

- Tuyên truyền rộng rãi mục đích, tôn chỉ và Điều lệ của Hội trong nhân dân Việt Nam để thu hút hội viên mới và mở rộng phạm vi hoạt động của Hội.

- Đóng Hội phí theo quy định.

Điều 6: Mỗi thành viên, hội viên có quyền:

- Ứng cử, đề cử và bầu cử vào các cấp lãnh đạo của Hội, thảo luận, góp ý kiến và biểu quyết các vấn đề trong các hội nghị và các công việc của Hội.

- Được tham dự các hoạt động do Hội tổ chức, được tham quan, khảo sát nước bạn do Hội tổ chức, được thăm hỏi, giúp đỡ khi khó khăn.

- Được gia nhập hội khác và được xin ra khỏi Hội. Hội viên muốn xin ra khỏi Hội phải có thư thông báo với cấp có thẩm quyền của Hội để xoá tên trong danh sách Hội viên của Hội.

Chương III

NGUYÊN TÁC TỔ CHỨC CỦA HỘI

Điều 7: Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức theo nguyên tắc dân chủ và hiệp thương thống nhật Lãnh đạo Hội được bầu thông qua bầu cử dân chủ. Trường hợp đặc biệt không bầu được thì Ban chấp hành lâm thời của Hội được chỉ định, nhưng không quá thời hạn một nhiệm kỳ của cấp đó.

Điều 8: Cơ cấu tổ chức Hội gồm Hội Trung ương, ở địa phương tuỳ theo yêu cầu và điều kiện cụ thể, nếu có nhu cầu lập Hội sẽ do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và quyết định. Hội Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn Hội địa phương xây dựng Điều lệ, tổ chức và hoạt động Hội, đảm bảo tính thống nhất đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nạm

Điều 9: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc hoặc Đại hội toàn thể bầu ra Ban Chấp hành Hội.

- Nhiệm kỳ của Đại hội toàn quốc của Hội là  5 năm.

- Nhiệm kỳ của BCHTW Hội là 5 năm, của các phân chi hội là 2 năm.

1. Ban Chấp hành Trung ương Hội bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, các uỷ viên Ban chấp hành:

- Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo mọi hoạt động và công tác của Hội.

- Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định những chủ trương, biện pháp thi hành những nghị quyết của Đại hội đề ra, chỉ đạo Hội và các chi Hội hoạt động, tham gia vào các hoạt động của Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nạm

- Thông qua quyết toán và dự  toán ngân sách của Hội.

- Ban Chấp hành Trung ương Hội một năm họp một lần, trường hợp cần thiết thì Ban Thường vụ quyết định triệu tập họp bất thường.

2. Ban Thường vụ bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, và một số uỷ viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu ra.

- Ban Thường vụ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo điều hành, hướng dẫn việc thực hiện các Nghị quyết của Hội.

- Ban Thường vụ 3 tháng họp một lần để kiểm điểm tình hình hoạt động Quý trước và đề ra nhiệm vụ Quý sau.

Điều 10: Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định. Ban Thường vụ không được quá 1/3 số uỷ viên Ban Chấp  hành cấp đó.

Điều 11: Bộ máy tham mưu, giúp việc BCH:

1. Ban Thư ký : Có trách nhiệm:

- Giúp Ban Thường vụ tổ chức, chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, hướng dẫn, giúp đỡ Hội thực hiện các nghị quyết của Hội.

- Chuẩn bị nội dung các kỳ họp và triệu tập các kỳ họp của Ban Thường vụ và Ban Chấp hành.

- Quản lý tài liệu, tài sản, cơ sở vật chất tài chính của Hội.

2. Ban Kiểm tra: Gồm Trưởng Ban (do Đại hội bầu ra) và một số thành viên

        - Ban Kiểm tra có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra tư cách đại biểu, các hoạt động của Hội theo mục đích tôn chỉ đã đề ra;

        - Theo dõi, kiểm tra các khoản thu, chi tài chính từ Quỹ của Hội theo đúng qui định của Điều lệ Hội và Pháp luật Nhà nước.

3. Để giúp cho Ban Chấp hành Hội hoạt động trong các lĩnh vực có các Tiểu ban giúp việc, gồm:

- Tiểu ban Đối ngoại;

- Tiểu ban Kinh tế, Khoa học kỹ thuât;

- Tiểu ban Văn hoá, Thể thao, Xã hội, Du lịch;

- Tiểu ban Nhân sự và Phát triển hội viên.

Mỗi tiểu ban có 1 Trưởng Tiểu ban và một số thành viên.

Căn cứ Điều lệ và Nghị quyết đại hội; chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ; các ban và tiểu ban chủ động triển khai công việc theo lĩnh vực thuộc trách nhiệm của mình và phối hợp với nhau để thúc đẩy hoạt động và cùng hoàn thành tốt công tác của Hội.

Chương IV

QUĨ HỘI

Điều 12: Quỹ hội gồm những khoản sau:

- Hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước thông qua Liên hiệp.

- Tiền hội phí: Do Ban Chấp hành qui định.

- Các khoản thu bằng tiền (kể cả ngoại tệ), bằng hiện vật do các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ theo pháp luật qui định.

Điều 13: Quỹ hội được chi cho các khoản sau:

- Chi tiền lương, phụ cấp lương, trợ cấp, bù giá, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể cho những cán bộ chuyên trách của Hội nếu có.

- Chi về các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội về đối nội và đối ngoại và hành chính cơ quan.

- Thăm hỏi và giúp đỡ những hội viên khi gặp nhiều khó khặn. Khen thưởng cho các tổ chức và cá nhân hội viên ở các cấp.

Điều 14: Tài chính của Hội quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất do Ban Thư ký Hội chịu trách nhiệm. Việc lập ngân sách thu, chi, sử dụng tài sản, chế độ báo cáo tài chính của Hội phải theo đúng nguyên tắc của Hội quy định và quy chế của Bộ Tài chính.

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 15: Các cá nhân và tổ chức thành viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội được xét khen thưởng dưới hình thức bằng khen, Kỷ niệm chương hữu nghị.

Điều 16: Hội viên hoạt động trái với Điều lệ và nghị quyết của Hội sẽ bị xoá tên trong danh sách Hội viên.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17: Các tổ chức hội và hội viên có trách nhiệm tuân thủ theo bản Điều lệ này trong mọi hoạt động.

Điều 18: Bản Điều lệ này được Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội nhiệm kỳ 2011-2016 thông qua và có hiệu lực kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ Đại hội Đại biểu toàn quốc hoặc Đại hội toàn thể của Hội mới có quyền sửa đổi Điều lệ này.

                                                                     Hà Nội, ngày 30  tháng 11 năm 2011

                                                                        T/M BCH TRUNG ƯƠNG HỘI

                                                                                        CHỦ TỊCH

                                                                                              (đã ký )

                                                                                       Tống Văn Nga

Tin tức mới

Danh sách Tag
Lượt truy cập
  • 5
  • 2088
  • 18,123,792